Đây là băn khoăn của hầu hết khách hàng khi sử dụng dịch vụ chuyển nhà trọn gói. Vậy khi ký hợp đồng vận chuyển với công ty chuyển nhà trọn gói có cần đưa khoản tiền đặt cọc không và cần lưu ý những gì về đặt cọc khi thuê dịch vụ chuyển nhà?
Giải đáp thắc mắc về tiền đặt cọc khi ký hợp đồng dịch vụ chuyển nhà
– Khi khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ chuyển nhà trọn gói, bên công ty chuyển nhà sẽ đến địa điểm nhà bạn để khảo sát đồ đạc và đưa ra mức giá cụ thể. Nếu bạn đồng ý, công ty chuyển nhà sẽ đưa cho bạn một hợp đồng dịch vụ chuyển nhà theo mẫu có sẵn của công ty.
– Trong hợp đồng này sẽ có đầy đủ thông tin của khách hàng và công ty chuyển nhà; điều khoản về quyền và nghĩa vụ của hai bên; địa điểm đi và đến; chi phí dịch vụ; điều khoản bồi thường và điều khoản về tiền đặt cọc.
– Thông thường khách hàng cần thanh toán hay ứng cho bên cung cấp dịch vụ một khoảng tiền có giá trị bằng 50% giá trị hợp đồng. Hoặc tùy theo từng công ty mà mức đặt cọc có thể khác nhau.
– Khoản tiền đặt cọc này tất nhiên được tính là khách hàng đã trả một phần của chi phí dịch vụ. Sau khi đồ đạc của khách hàng được chuyển đến nhà mới, bạn kiểm tra lại tình trạng đồ đạc và sau đó tiến hành thanh lý hợp đồng. Lúc này, bạn sẽ trả phần chi phí chuyển nhà còn lại.
– Mục đích của việc đặt cọc đó chính là ràng buộc trách nhiệm giữa khách hàng và công ty chuyển nhà. Đây là cam kết giữ cho việc chuyển nhà được thực hiện đúng thời gian, địa điểm và các điều khoản hai bên đã thỏa thuận.
– Tiền đặt cọc cũng là khoản chi phí để công ty chuyển nhà thực hiện công việc chuyển đồ đạc cho khách hàng, đảm bảo việc chuyển nhà diễn ra tốt đẹp. Nếu chẳng may khách hàng hủy hợp đồng thì phía công ty không bị lỗ. Nếu là công ty chuyển nhà hủy hợp đồng thì phải trả lại tiền đặt cọc cho khách hàng.
Lưu ý về tiền đặt cọc khi thuê dịch vụ chuyển nhà
– Để tránh trường hợp bị lừa tiền đặt cọc bởi dịch vụ chuyển nhà không uy tín, bạn không nên đưa tiền đặt cọc cho công ty chuyển nhà nếu họ không đưa ra hợp đồng vận chuyển là thỏa thuận ràng buộc trách nhiệm giữa hai bên. Nếu bạn cả tin, đưa tiền cho họ thì vì không có hợp đồng nên pháp luật sẽ không thể bảo vệ quyền lợi của bạn. Như vậy bạn sẽ mất khoảng tiền đặt cọc này hoàn toàn mà đồ đạc cũng không được chuyển đi, công việc chuyển nhà của bạn sẽ bị trì hoãn lại.
– Bạn cũng không trả tiền đặt cọc nếu trong hợp đồng không ghi rõ quy định về đặt cọc, hợp đồng chung chung, đơn giản, không quy định trách nhiệm, nghĩa vụ cụ thể của đôi bên liên quan đến đặt cọc và các vấn đề khác trong giao dịch chuyển nhà.
– Có điều khoản về đặt cọc nếu vì một lý do nào đó mà công ty hủy không thực hiện đơn hàng, bạn có thể căn cứ vào hợp đồng để yêu cầu trả tiền đặt cọc. Trường hợp hủy hợp đồng trong thời gian được phép, bạn cũng thông qua hợp đồng, có bằng chứng pháp lý mà đòi tiền đặt cọc về cho mình.
– Khi bạn đưa tiền đặt cọc, phải có giấy tờ thể hiện rằng bạn đã trả tiền đặt cọc như hóa đơn hay giấy xác nhận có chữ ký của hai bên. Khi bên dịch vụ có lật lọng là bạn chưa thanh toán hoặc họ yêu cầu bạn đưa giấy xác nhận đã trả tiền đặt cọc thì mới thực hiện việc chuyển nhà, bạn sẽ có giấy tờ để chứng minh. Nếu không có giấy tờ này, có trường hợp khách hàng phải đặt cọc lần nữa hoặc dở dang chuyện chuyển nhà, xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn không đáng có với công ty dịch vụ.
Những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về tiền đặt cọc khi ký hợp đồng chuyển nhà với công ty dịch vụ. Bạn sẽ tránh được trường hợp lừa đảo, lừa tiền đặt cọc khi thuê dịch vụ chuyển nhà trọn gói. Và cuối cùng, hãy lựa chọn thật cẩn thận để chọn được dịch vụ chuyển nhà uy tín, tin cậy, giúp bạn chuyển nhà thuận lợi và an tâm về tài sản của gia đình mình.