Chuyển nhà trọn gói đóng gói đồ dùng nhà bếp thế nào?

Cách đóng gói đồ dùng bếp khi chuyển nhà trọn gói. 3 bước đóng gói đồ đơn giản khi chuyển nhà trọn gói.


Việc vận chuyển đồ dùng nhà bếp cũng chiếm khá nhiều công sức, thời gian của bạn khi dọn đến nhà mới. Nhà bếp có nhiều đồ đạc lỉnh kỉnh, kích cỡ to nhỏ khác nhau, nhiều đồ đạc dễ vỡ nên nếu không biết cách đóng gói, vận chuyển bạn sẽ mất rất nhiều thời gian, đồ đạc dễ bị hư hại, đổ vỡ. Hãy tham khảo những bí quyết dưới đây để đóng gói đồ dùng nhà bếp nhanh chóng, an toàn khi chuyển nhà.


Bước 1: Phân loại đồ dùng nhà bếp


Đầu tiên, bạn cần phân loại đồ dùng nhà bếp để có phương án đóng gói phù hợp với mỗi loại đồ dùng. Tủ bếp; thiết bị gia dụng (máy xay sinh tốt, máy ép, lò nướng…); xoong nồi chảo; bếp nấu; bát đĩa cốc chén; dao kéo.
Chuyển nhà cũng là cơ hội để bạn dọn dẹp lại nhà bếp, giúp căn bếp ở nhà mới gàng, ngăn nắp hơn. Những đồ dùng nào không cần dùng tới thì tốt nhất đem thanh lý, cho bạn bè, hàng xóm. Đừng mất công mang cả những đồ món đồ không cần, chỉ làm bạn thêm vất vả, tốn thời gian đóng gói, vận chuyển mà thôi. 


Bước 2: Đóng gói đồ đạc


+ Để đóng gói đồ dùng trong bếp, cẩn chuẩn bị các vật dụng thiết yếu như thùng carton, băng dính, thùng xốp, giấy báo, khăn mềm…
+ Những thứ dễ vỡ nên để chung với nhau, để đồ nhẹ lên trên, đồ nặng xuống dưới. Cần dính băng dính cẩn thận ở đáy thùng, nắp thùng carton, tránh thùng bị bục làm rơi đồ khi khiêng vác.
+ Với những đồ sắc nhọn như: Dao, kéo thì bạn nên dùng giấy báo cũ hoặc khăn mềm bọc thật kĩ, cẩn thận không làm đứt tay khi bọc. 
+ Đồ dễ vỡ như bát đĩa, cốc chén, bạn dùng giấy mềm  hoặc khăn mềm bao bọc xung quanh rồi xếp cẩn thận vào thùng carton có lót mút đệm chống xóc.
+ Những đồ dễ cháy nổ như bếp ga, bình ga, bếp điện,… cần được đóng gói đúng quy trình kĩ thuật, nên để xa nguồn lửa, nơi ẩm ướt đảm bảo cho quá trình vận chuyển được an toàn tuyệt đối. 
+ Các loại nồi, chảo nhìn có vẻ cứng cáp bởi nhưng nếu bạn đóng gói không cẩn thận, không đúng cách sẽ dễ làm chúng bị xước, bị méo do va chạm khi vận chuyển. Vì thế, khi đóng gói, nên dùng giấy báo, khăn mềm, mút xốp để kê các vật gia dụng với nhau giúp giảm va chạm khi vận chuyển.
+ Khi đóng gói xong, nhớ dùng bút dạ khi tên từng nhóm vật dụng ở bên ngoài thùng để dễ tìm kiếm khi đến nhà mới.



Bước 3: Vận chuyển đến nhà mới


+ Việc lựa chọn phương tiện để vận chuyển cũng cần quan tâm hàng đầu, lựa chọn phương tiện không an toàn khi vận chuyển sẽ khiến cho những món vật dụng nhà bếp của bạn bị hỏng hóc, nứt vỡ.
+ Nên xếp những vật dụng có kích thước lớn, khối lượng nặng và chiếm nhiều diện tích lên xe trước; sau đó mới chất những thùng carton nhỏ lên sau.
+ Nếu xe không đủ chỗ chứa, bạn có thể xếp chồng các thùng vật dụng lên nhau rồi dùng dây buộc chặt để cố định chúng với nhau giúp cho thùng không bị xóc hay rơi ra ngoài khi đi vào đường xấu có nhiều ổ gà, đường trơn, khúc cua.
+ Khi khiêng vác những vật dụng dễ vỡ như bát đĩa, cốc chén cần nhẹ nhàng, tránh làm va chạm mạnh với các vật dụng khác. Khi xếp lên xe, nên xếp riêng một góc, tránh xếp chồng lên hoặc để ở dưới các thùng đựng vật dụng khác.
+ Nên chuẩn bị sẵn vải bạt để bọc bên ngoài thùng phòng trường hợp gặp trời mưa dễ khiến cho thùng bị rách, làm rơi đồ.
+ Nếu bạn chưa thấy an tâm khi vận chuyển đồ dùng nhà bếp, hãy nhờ đến sự tư vấn, giúp đỡ của dịch vụ chuyển nhà. Họ có kinh nghiệm, nhân viên có sức khỏe, đầy đủ phương tiện vận chuyển sẽ đóng gói, vận chuyển đồ dùng nhà bếp cũng như mọi đồ đạc khác an toàn, nhanh gọn. Bạn sẽ không phải lo lắng về việc vận chuyển đồ đạc vì dịch vụ chuyển nhà đảm nhận từ A đến Z, từ khi dọn dẹp, đóng gói đồ đạc ở nhà cũ, vận chuyển và sắp xếp lại ở nhà mới. Gia đình bạn nhanh chóng được ở nhà mới, không tốn chút thời gian, công sức nào.

0962114686 0915010777