Cách đóng gói bàn ghế giám đốc khi chuyển văn phòng

Công ty bạn sắp chuyển đến văn phòng mới và tính đến phương án tự chuyển đồ đạc để tiết kiệm chi phí. Bàn ghế của nhân viên thì có thể đóng gói rất đơn giản. Nhưng bàn ghế giám đốc vừa to nặng, cồng kềnh phải đóng gói thế nào để đảm bảo an toàn khi vận chuyển? Hãy tham khảo cách đóng gói bàn ghế giám đốc dưới đây.


Lưu ý khi đóng gói bàn ghế giám đốc


Phòng làm việc của giám đốc được coi là bộ mặt của công ty và khách hàng, đối tác thường nhìn vào đó để đánh giá sự phát triển, thịnh vượng của doanh nghiệp. Vì thế, đồ nội thất trong phòng giám đốc thường là bàn làm việc khổ rộng, đồ bọc da cao cấp để thể hiện sự sang trọng, lịch sự và quyền uy của người đứng đầu công ty. 
Bàn ghế làm việc của nhân viên có thể tháo rời hoặc đóng gói nguyên bộ dễ dàng, đơn giản. Tuy nhiên, việc đóng gói bàn ghế làm việc của giám đốc thì không đơn giản như vậy. Phải biết cách đóng gói sao cho đảm bảo an toàn, tránh bị trầy xước làm mất vẻ đẹp của bàn ghế, ảnh hưởng đến nội thất của phòng giám đốc và bộ mặt của cả công ty cũng như làm tốn kém chi phí sửa chữa, mua sắm.
Bàn làm việc, ghế xoay, ghế sofa cần được đóng gói, bọc lót riêng từng vật dụng. Nếu công ty bạn chuyển văn phòng đúng hôm trời mưa thì cần lưu ý hơn khi bọc lót, đề phòng trường hợp gặp mưa, đồ nội thất cũng không bị ảnh hưởng. Nếu bạn thấy việc đóng gói bàn giám đốc quá khó khăn thì hãy nhờ đến dịch vụ chuyển văn phòng, họ sẽ giúp bạn chuyển mọi đồ đạc, thiết bị văn phòng an toàn vừa nhanh gọn lại tiết kiệm thời gian, công sức.



Cách đóng gói bàn ghế giám đốc


Bàn làm việc: 
– Bàn giám đốc được thiết kế bản rộng, to nặng và cồng kềnh nên trước khi bọc lót, bạn nên tháo rời từng bộ phận của bàn.
– Sau đó dùng giấy báo bọc lót lớp trong cùng để chống trầy xước. Tiếp theo dùng một lớp màng co bọc bên ngoài. Để tránh trơn trượt trong quá trình vận chuyển bạn có thể bọc lót một lớp bìa carton ở bên ngoài cùng.
– Nếu mặt bàn có phần kính, cần bọc lót khéo léo để tránh nứt vỡ. Trước hết bạn bọc phần kính bằng bìa carton, tiếp đến là lớp màng co và một lớp chăn phủ bên ngoài. Khi vận chuyển cần dựng đứng mặt kính và giữ cố định vào xe bằng dây buộc chắc chắn.


Ghế xoay:
– Bước đầu tiên bạn cần làm là cố định phần thân ghế xoay với chân ghế để ghế không bị xoay, tránh đổ gãy hỏng hóc khi bưng bê, vận chuyển. 
– Ghế xoay của giám đốc được bọc da nên cần bọc lót cẩn thận để ghế không bị trầy xước hoặc hỏng hóc khi vật nhọn chạm vào. 
– Đầu tiên bạn bọc ghế bằng lớp màng co, tiếp đến là chăn mỏng hoặc chăn dạ trùm kín phần bọc da và cuối cùng là lớp màng co nữa bên ngoài để chống thấm nước nếu gặp phải trời mưa.


Ghế sofa da:
– Cần chuẩn bị màng co, chăn da và bọc ghế sofa bằng 3 lớp.
– Lớp trong cùng là lớp màng co chống bụi bẩn. Tiếp đến, là lớp chăn mỏng trùm kín và cố định xung quanh ghế để ghế không bị trầy xước hay rách khi va chạm. Ngoài cùng là lớp màng co nữa để chống nước, đề phòng trường hợp chuyển văn phòng gặp mưa thì ghế cũng không bị ảnh hưởng.
– Khi khiêng vác ghế sofa da vì ghế khá cồng kềnh nên cần 2 – 3 người khiêng và 1 người điều hướng phía trước để hướng dẫn lối đi. Cần lưu ý khi khiêng ghế qua những lối đi nhỏ hẹp như cửa ra vào, cầu thang để tránh làm hỏng ghế cũng như nguy hiểm cho người vận chuyển. 

0962114686 0915010777